Hệ Tiêu Hóa Ở Chó

 

Hệ tiêu hóa ở chó diễn ra: chó dùng mồm và lưỡi lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối dùng răng nanh để xé. Các loại thức ăn vào khoang miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt làm ướt chuyển xuống dạ dày theo thực quản.

Tiêu hoá ở miệng

Chó dùng mồm và lưỡi lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối dùng răng nanh để xé. Các loại thức ăn vào khoang miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt làm ướt chuyển xuống dạ dày theo thực quản.

Nước bọt có các muối vô cơ, các chất hữu cơ, các men tiêu hoá (Enzyme) như amylaza thủy phân tình bột.

Tiêu hoá ở dạ dày

Ớ dạ dày thức ăn được tiêu hoá bằng hai quá trình cơ học và hoá học.

Tiêu hoá bằng hoá học chủ yếu là tác động của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCi (axit chlohydric), các chất hữu cơ, chất nhầy muxin, nguyên men Pepsinogen, men Prezura, men Lipaza.

Pepsinogen nhờ có HC1 xúc tác biến thành Pepsin hoạt động, phân hủy các chất protit thức ăn thành polypeptit.

Prezura thường thấy ở dạ dày con vật còn đang bú sữa, Có tác dụng tiêu hoá đạm của sữa.

Lipaza phân hủy những hạt mỡ đã nhũ tương hoá thành glycerol và axit béo.

HCl tác dụng biến pepsinogen thành pepsin hoạt độ ngăn thức ăn khỏi lên men thối trong dạ dày, điều khiển đóng mở van hạ vị, gián tiếp kích thích tuỵ tạng tiết dịch tuỵ

Kết quả thức ăn vào dạ dày chó, biến thành chất nhuyễn gọi là dưỡng chất. Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín tiêu hoá dở tiếp tục tiêu hoá ở dạ dày thành đường Maltose

Chất Protit vào dạ dày được thủy phân thành Polypeptid và một số axit amin. Cũng ở dạ dày một số rất ít Lipit được tiêu hoá

Tiêu hoá ở ruột non

Niêm mạc ruột non có 2 loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: Tuyến Brune (Brunner), Libeckun (Liberkiihe).

Dịch ruột mang tính kiềm (pH = 7,4 – 7,7) gồm có các chất vô cơ và các chất hữu cơ (chất nhầy, men maltaza lactaza, saccharaza amylaza,…).

Tham gia tiêu hoá ở ruột non có gan và tuỵ tạng, tuỵ tạng tiết dịch tuỵ gồm các chất vô cơ và hữu cơ như: amy-lapsin, nguyênmen Trysinogen, men lipaza và maltaza).

Gan tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà dưỡng chất đế men trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên men thối, làm tăng nhu động ruột, gan còn có nhiệm vụ phân hủy và tổng hợp chất đường, tổng hợp urê, giải độc, tiêu hủy hay sản xuất fibrinogen làm đông máu và heparin chống đông máu trong quá trình tuần hoàn, sản xuất và tiêu hủy hồng cầu, dự trữ sắt, biến caroten thành vitamin A.

Ở ruột:

Protit được tiêu hoá theo quá trình phân giải của men trypsin. Nguyên men trypsinogen ở tuỵ mới tiết ra chưa hoạt động, nhờ có men enterokinaza do ruột tiết ra tác động mới biến thành trypsin hoạt động phân giải pro- tit thành giypeptit và tiếp tục biến polypeptit thành các axit amin. Ngoài ra Erepsin cũng biến Polypeptit thành các axit amin.

+ Tiêu hoá gluxit: men amylopsin biến tinh bột sống và chín thành maltose, biến maltose thành glucose; lactase biến lactose thành glulose và galactose; saccharara biến saccharose thành glucoes và levulose.

+ Tiêu hoá lipit: men lipaza hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật, nhũ tương hoá chất mỡ rồi biến thành glycerol và axit béo.

Tiêu hoá ở ruột già

Những chất còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục tiêu hoá nhờ các men từ ruột non cùng chuyển xuống. Ớ ruột già còn có sự lên men thối và sinh ra chất độc ở đây còn có quá trình tái hấp thụ nước và muối khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài.

Phân gồm những chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn, các biểu mô của niêm mạc bong ra, các muối và vi sinh vật.

Tiêu hóa của chó diễn ra như thế nào

2 Đặc điểm tiêu hoá.

Chó là động vật ăn thịt, dạ dày đơn, quá trình tiêu hoá của chúng giống như nhiều động vật ăn thịt khác, bao gồm quá trình tiêu hoá ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non và cuối cùng là ở ruột già.

– Tiêu hoá ở miệng: Chó dùng môi và lưỡi để lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối thì dùng răng nanh để xé. Thức ăn vào miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt nhào trộn sau đó được chuyển xuống dạ dày. Trong nước bọt có men amylaza có tác dụng thuỷ phân tinh bột.

– Tiêu hoá ở dạ dày: Ở dạ dày thức ăn tiêu hoá bằng 2 quá trình cơ học và hoá học.
Tiêu hoá hoá học chủ yếu là do tác dụng của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCl(axit chlohydric) các muối clorua, sunphat… các chất hữu cơ: men pepsin, men Catepxin và men Lipaza ở dạng chưa hoạt động, mucoprotein, axitlactic và nhiều chất hữu cơ khác.

Pepsinogen nhờ HCl xúc tác biến thành Pepxin hoạt động, phân huỷ protein thức ăn thành albumoz và pepton. Kimozin thường thấy ở dạ dày con vật đang bú sữa. Dưới tác dụng của kimozin, protein sữa được bíên đổi và tạo điều kiện cho pepsin tác động.

Lipaza phân huỷ những hạt mỡ đã nhũ tương hoá thành glycerol và axit béo. Ở dạ dày protit được thuỷ phân thành polypeptid và một số axit amin. Rất ít Lipit được tiêu hoá ở đây.

– Tiêu hoá ruột non: Niêm mạc ở ruột non có 2 loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: Tuyến Brune (Bruner), Libeckun (Liberkiinhe). Dịch ruột mang tính kiềm (pH = 7,4 – 7,7) gồm có các chất vô cơ và các chất hữu cơ (chất nhầy, men malta, lactaza, sacchataza, amylaza…) (Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự, 1996) [13].

Tham gia quá trình tiêu hoá ở ruột non: Có gan và tụy tạng. Tụy tạng tiết dịch tụy gồm các chất vô cơ, hữu cơ như: Trypsinogen, men Lipaza và Maltaza…

  • Gan tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà dưỡng chất để men Trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên men thối, làm tăng nhu động ruột, gan còn có nhịêm vụ phân huỷ và tổng hợp chất đường, tổng hợp ure, giải độc và nhiều chức năng khác.

Ở ruột non, protid được tiêu hoá nhờ men trypsin, biến polypeptit thành axit amin; gluxit nhờ men amylopxin biến tinh bột thành maltose, biến maltose thành glucose và levulose; Lipit nhờ men lipaza hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật nhũ tương hoá chất mỡ rồi biến thành glycerol và axit béo.

– Tiêu hoá ở ruột già: Những chất còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục được tiêu hoá nhờ các men từ ruột non chuyển xuống. Ở ruột già còn có sự lên men thối và sinh ra chất độc. Ở đây còn có quá trình tái hấp thu nước và muối khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài.

 

Tổng hợp kiến thức: Bác Sĩ Thú y – Nguyễn Hoàng Minh Quân

3 thoughts on “Hệ Tiêu Hóa Ở Chó

    • Nguyễn Hoàng Quân says:

      Chào Bạn !

      Với axit tùy vào mức độ bạn, nếu là một thanh sắt rất khó phân hủy, nhưng có thể gây thủng ruột, và nguy hiểm cho hệ tiêu hóa ở chó

  1. Tine says:

    Dạ cho em hỏi chó nuốt phải nhựa ( tăm bông rái tai ) nhưng đã ói ra ! Vậy tăm bong chỉ mới di chuyển đến dạ dày phải ko ạ ? Nhựa nhỏ nhưng nuốt với số lượng nhiều như thế có làm tổn thương bộ phận nào ko ạ ? Và khi đã nôn ra thì xác suất chó đã nôn hết ra hay vẫn còn trong dạ dày ạ ? Em cảm ơn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 × 3 =